Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Benh viem gan sieu vi b

1. Bệnh viem gan sieu vi b là gì?
Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh gan do vi-rút viêm gan B gây ra. Vi-rút viêm gan B lây lan từ người này sang người khác qua dịch cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Vi-rút viêm gan B cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh. Các đường lây truyền thông thường khác bao gồm:
· Quan hệ tình dục
· Dùng chung kim tiêm truyền không bảo đảm vô trùng
· Dùng chung dao cạo râu và bàn chải đánh răng
viem gan sieu vi b
1. Bệnh viêm gan siêu vi B tồn tại bao lâu?
Hơn 90% bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi B tự khỏi trong vòng 6 tháng không để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ. Đây là tình trạng bệnh viêm gan siêu vi B cấp. Một phần nhỏ bệnh nhân không thể đào thảy vi-rút ra khỏi cơ thể và bị nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính. Bệnh này có thể gây biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
2. Triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi B là gì?
Nhiều người bị bệnh viêm gan siêu vi B cấp và hầu hết bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi B màn tính không có triệu chứng. Khi có triệu chứng thường nhẹ như mệt, sốt, ăn không ngon, buồn nôn, đau đầu, mõi cơ, đau hạ sườn phải và vàng da.
3. Bệnh viêm gan siêu vi B được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh viêm gan siêu vi B được chẩn đoán dựa vào xét nghiệm máu. Tuy nhiên rất nhiều người không biết mình đã nhiễm vi-rút viêm gan B vì họ không có triệu chứng và vi-rút thì không thể phát hiện qua các xét nghiệm thông thường. Một số người biết mình đang bị bệnh hay đã bị trong quá khứ khi họ tham gia hiến máu tự nguyện. Tất cả trung tâm hiến máu tự nguyện đều kiểm tra tình trạng hiện tại hay quá khứ đã nhiễm vi-rút viêm gan B và từ chối nhận máu người hiến bị nhiễm vi-rút viêm gan B.
4. Ai là người thuộc nhóm nguy cơ cao bị bệnh viêm gan siêu vi B ?
Bất kỳ ai có tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của người nhiễm vi-rút viêm gan B đều thuộc nhóm nguy cơ cao bị bệnh viêm gan siêu vi B. Con của những bà mẹ nhiễm vi-rút viêm gan B vì vi-rút có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh. Bạn cũng có thể thuộc nhóm nguy cơ cao nếu như bạn:
· Tiếp xúc với máu hay dịch tiết cơ thể tại nơi làm việc như nhân viên sơ cấp cứu, nhân viên cứu hoả, cảnh sát và nhân viên y tế.
· Sống cùng nhà với người bị nhiễm vi-rút viêm gan B
· Có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm hay có quan hệ với nhiều bạn tình
· Tiêm chích ma túy
· Bị bệnh hemophilia
· Làm việc hay là bệnh nhân tại cơ sở y tế hay viện dưỡng bệnh
· Làm việc hay bị giam trong trại giam
· Xăm mình trong tình trạng không đảm bảo vô trùng
· Lưu trú trên một tháng tại quốc gia là vùng dịch tể bệnh viêm gan siêu vi B
· Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
5. Bệnh viêm gan siêu vi B được điều trị như thế nào?
Bệnh viêm gan siêu vi B cấp tính thường tự khỏi vì thế không cần điều trị bằng thuốc. Nếu bạn bị bệnh viêm gan siêu vi B tính thì phải đi khám bệnh để bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh bằng xét nghiệm máu để đảm bảo rằng cơ thể bạn đã thảy hết vi-rút viêm gan B. Sau khi vi-rút đã được thảy ra khỏi cơ thể, bạn sẽ được bảo vệ suốt đời và không bao giờ bị bệnh viêm gan siêu vi B một lần nữa.
Nếu bị bệnh viêm gan siêu vi B, bạn nên giảm cường độ hoạt động để phù hợp với tình trạng mất năng lượng khi bị bệnh và uống nhiều nước. Hơn nữa, khả năng đào thảy thuốc tại gan bị giảm và rượu bia sẽ gây tổn thương hơn nữa cho tế bào gan. Vì thế bạn không nên dùng thuốc hay thảo dược trừ khi được chỉ định của bác sĩ và tránh dùng rượu bia.
Bạn nên báo là bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan B với bác sĩ hay nha sĩ bạn biết mỗi khi bạn đi khám bệnh hay làm răng.
Bạn nên thận trọng tránh lây lang mầm bệnh qua đường tình dục với nhiều bạn tình.
Một số người bị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính cần điều trị bằng thuốc kháng vi-rút để ức chế sự phát triển của vi-rút và phòng ngừa tổn thương cho tế bào gan sau này. Nếu bạn bị bệnh viêm gan siêu vi B, bạn nên đi khám bác sĩ cho dù bạn không có triệu chứng gì. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nồng độ vi-rút trong máu và đánh giá chức năng gan và mức độ tổn thương lên tế bào gan nhẹ hay nặng, từ đó bác sĩ sẽ tham vấn bạn có nên uống thuốc đặc trị hay không.
Tất cả những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính cần phải theo dõi định kỳ để đánh giá nồng độ vi-rút trong máu và mức độ tổn thương lên gan và bác sĩ cũng chỉ định xét nghiệm tầm soát ung thư gan ở giai đoạn sớm.

6. Biện pháp nào tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B?
Chủng ngừa là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B tốt nhất vì nó tạo miễn dịch trong thời gian dài. Tiêm ngừa được thực hiện 3 lần trong 6 tháng. Việc tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo cho các đối tượng sau:
· Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ dưới vị thành niên;
· Nhân viêm y tế;
· Bệnh nhân chạy thận nhân tạo;
· Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính;
· Quân nhân;
· Bệnh nhân hay nhân viên tại các trung tâm, viện tâm thần...
· Những người bị giam tù;
· Người có quan hệ nhiều bạn tình;
· Nam có quan hệ đồng tính;
· Những người dùng thuốc dạng tiêm;
· Bạn tình hay các thành viên trong gia đình có người bị bệnh viêm gan siêu vi B;
· Du khách quốc tế đến vùng dịch tễ bệnh viêm gan siêu vi B;
· Những người sống trong vùng dịch tễ bệnh;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét